Bảo Hiểm

Giải đáp nhưng thắc mắc về hợp đồng bảo hiểm điện tử

  • July 11th, 2022
  • 906
Giải đáp nhưng thắc mắc về hợp đồng bảo hiểm điện tử

 

Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam tuy chậm hơn một cách tương đối so với các nước tiên tiến, song sức ép phải đổi mới tạo ra cho doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực là rất rõ rệt, như có thể thấy qua sự phát triển (và thay thế) mạnh mẽ của các dịch vụ vận tải công nghệ, logistics, trung gian thanh toán (ví điện tử), fintech, thương mại điện tử, v.v. trong khoảng 10 năm qua. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng không thể nằm ngoài xu thế chuyển đổi số. Chữ ký số trong giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử có giá trị như thế nào?

 

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, về cơ bản, là thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm (khách hàng) và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm – là sự kiện người được bảo hiểm sống hoặc chết trong hoặc tại một khoảng thời gian xác định. Do đó, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ liên quan mật thiết đến vấn đề rủi ro và tính toán rủi ro trên cơ sở quy luật số lớn, chứa đựng nhiều điều khoản mẫu có nội dung tương đối phức tạp, phải được lập thành văn bản và áp dụng chung cho nhiều khách hàng. Việc ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, về nguyên tắc, chỉ được thực hiện sau khi đã có sự trao đổi, cung cấp, làm rõ các thông tin quan trọng về người được bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm.

 

Sử dụng bộ hợp đồng bảo hiểm điện tử, khách hàng sẽ trải nghiệm các tiện ích: Nhanh chóng nhận bộ hợp đồng bảo hiểm điện tử sau khi hợp đồng được phát hành thay vì đợi vài ngày để nhận bộ hợp đồng giấy Dễ dàng tải và lưu trữ bộ hợp đồng bảo hiểm điện tử mọi lúc, mọi nơi với thiết bị di động hoặc máy tính có kết nối Internet, không lo thất lạc Bảo mật tuyệt đối thông tin hợp đồng trong tài khoản, chỉ chủ hợp đồng mới có quyền truy cập. Trên mỗi hợp đồng điện tử có chữ ký số bảo mật đã được đăng ký với Tổng cục thuế, chữ ký số này có đầy đủ giá trị pháp lý theo khuôn khổ pháp luật hiện hành. Và hơn thế nữa, khi sử dụng bộ hợp đồng bảo hiểm điện tử bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế phát hành hợp đồng giấy, nâng cao trải nghiệm hợp đồng của khách hàng, đồng thời đóng góp cho cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững

 

Bộ hợp đồng bảo hiểm điện tử có đủ các chứng từ sau: Danh mục bộ hợp đồng bảo hiểm: mục lục tự động chuyển đến trang có chứng từ cần xem. Giấy chứng nhận bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm. Chứng từ giao dịch bảo hiểm khác (Nếu có). Quy tắc và Điều khoản sản phẩm bảo hiểm: Khách hàng click vào từng mục sản phẩm để xem điều khoản tương ứng được Bộ Tài Chính phê duyệt. Với mỗi công ty bảo hiểm sẽ có yêu cầu về điều kiện lưu trữ khác nhau.

 

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP: “Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này”. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm: “Luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”.

 

Theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về Hợp đồng điện tử: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. Theo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 Điều 34 về thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Theo quy định tại Điều 36 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 về giao kết hợp đồng điện tử: “1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. 2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu”. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử: “3. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng”. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 về hình thức giao dịch dân sự: “1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

 

Liên hệ: 19006625

Email: Hotroca@fpt.com.vn

{ @$site_info->desc_sort }}

Tư vấn miễn phí

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn từ FPT

Tôi đã đọc, hiểu rõ, đồng ý và cam kết tuân thủ: Các điều kiện và điều khoản sử dụng dịch vụ, Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân của dịch vụ
  • Giải pháp cho phép ký số trực tiếp ngay trên thiết bị di động mà không cần sử dụng USB token hay SIM với công nghệ đám mây, xác thực giao dịch điện tử tốc độ, an toàn, tin cậy và không giới hạn giữa các giao dịch cá nhân và/trong tổ chức.
  • Giải pháp cho phép ký số trực tiếp ngay trên thiết bị di động mà không cần sử dụng USB token hay SIM với công nghệ đám mây, xác thực giao dịch điện tử tốc độ, an toàn, tin cậy và không giới hạn giữa các giao dịch cá nhân và/trong tổ chức.
  • Sản phẩm được phát triển bởi
  • Giải pháp cho phép ký số trực tiếp ngay trên thiết bị di động mà không cần sử dụng USB token hay SIM với công nghệ đám mây, xác thực giao dịch điện tử tốc độ, an toàn, tin cậy và không giới hạn giữa các giao dịch cá nhân và/trong tổ chức.