Bảo Hiểm

Hợp đồng bảo hiểm điện tử: Lợi ích, chứng từ và các quy định hiện hành

  • June 23rd, 2022
  • 874
Hợp đồng bảo hiểm điện tử: Lợi ích, chứng từ và các quy định hiện hành

 

Trong Cẩm nang chuyển đổi số 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông (Việt Nam) cho biết: “Chuyển đổi số là câu chuyện chung của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt ngành, nghề. […] Doanh nghiệp công nghệ số chỉ là một phần nhỏ, là những người tạo ra công nghệ số hoặc tư vấn ứng dụng công nghệ số. Những doanh nghiệp khác dùng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số mới là phần lớn và là phần quan trọng nhất”. 

 

Nhận định trên là rất xác đáng. Ứng dụng công nghệ số để đổi mới hoạt động, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh là cơ hội mà nhiều doanh nghiệp cần nắm bắt để tồn tại và phát triển, dù là trong bất kỳ ngành, nghề nào. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng không thể nằm ngoài xu thế chuyển đổi số, đặc biệt sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát và đặt ra các phép thử nghiêm khắc cho cách vận hành truyền thống của doanh nghiệp. Hơn nữa, với các tiến bộ về công nghệ hiện nay, doanh nghiệp bảo hiểm còn có thể vận dụng để giải quyết một số vấn đề còn tồn tại một cách hiệu quả.

 

Định nghĩa hợp đồng bảo hiểm

 

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.

 

Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử 

Việc sử dụng bảo hiểm điện tử đều mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm tiết kiệm được chi phí đi lại, chi phí in ấn tài liệu hợp đồng, tiết kiệm thời gian, thúc đẩy nhanh chóng quá trình ký kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng. Vì việc ký kết hợp đồng không nhất thiết phải gặp mặt khách hàng nên hợp đồng có thể được ký tại bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời gian nào khi hai bên đạt được thỏa thuận Quá trình lưu trữ thông tin hợp đồng, quản lý, tra cứu hợp đồng nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện Thông tin hợp đồng được lưu trữ an toàn, bảo mật tối đa. Việc sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử giúp doanh nghiệp bảo hiểm có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng.

Hợp đồng điện tử tiện lợi, dễ sử dụng, tiếp cận với khách hàng nhanh chóng, thuận tiện. Đối với khách hàng (Bên mua bảo hiểm): Khách hàng có thể tiếp cận đầy đủ thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm và nhận được hợp đồng bảo hiểm một cách chủ động và nhanh chóng. Việc tra cứu thông tin hợp đồng rất thuận tiện, khách hàng có thể tra cứu mọi lúc, mọi nơi trên tất cả các thiết bị điện tử. Thông tin khách hàng được tuyệt đối bảo mật. Không phải gặp trực tiếp để ký hợp đồng giúp khách hàng chủ động được thời gian, giảm bớt các quy trình, thủ tục rườm rà. Sử dụng dễ dàng ngay trên các thiết bị điện tử của khách hàng, tạo tâm lý thoải mái, yên tâm, thân thiện với môi trường

 

Bộ hợp đồng bảo hiểm điện tử có đủ các chứng từ sau: 

Danh mục bộ hợp đồng bảo hiểm: mục lục tự động chuyển đến trang có chứng từ cần xem. Giấy chứng nhận bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm. Chứng từ giao dịch bảo hiểm khác (Nếu có). 

Quy tắc và Điều khoản sản phẩm bảo hiểm: Khách hàng click vào từng mục sản phẩm để xem điều khoản tương ứng được Bộ Tài Chính phê duyệt. Với mỗi công ty bảo hiểm sẽ có yêu cầu về điều kiện lưu trữ khác nhau.

 

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP: “Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này”. 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm: “Luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”.

 

Theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về Hợp đồng điện tử: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. Theo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 Điều 34 về thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”. 

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 về giao kết hợp đồng điện tử: 

1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. 

2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử: 

3. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng. 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 về hình thức giao dịch dân sự: 

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

 

Liên hệ: 19006625

Email: Hotroca@fpt.com.vn

 

TAGS

{ @$site_info->desc_sort }}

Tư vấn miễn phí

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn từ FPT

Tôi đã đọc, hiểu rõ, đồng ý và cam kết tuân thủ: Các điều kiện và điều khoản sử dụng dịch vụ, Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân của dịch vụ
  • Giải pháp cho phép ký số trực tiếp ngay trên thiết bị di động mà không cần sử dụng USB token hay SIM với công nghệ đám mây, xác thực giao dịch điện tử tốc độ, an toàn, tin cậy và không giới hạn giữa các giao dịch cá nhân và/trong tổ chức.
  • Giải pháp cho phép ký số trực tiếp ngay trên thiết bị di động mà không cần sử dụng USB token hay SIM với công nghệ đám mây, xác thực giao dịch điện tử tốc độ, an toàn, tin cậy và không giới hạn giữa các giao dịch cá nhân và/trong tổ chức.
  • Sản phẩm được phát triển bởi
  • Giải pháp cho phép ký số trực tiếp ngay trên thiết bị di động mà không cần sử dụng USB token hay SIM với công nghệ đám mây, xác thực giao dịch điện tử tốc độ, an toàn, tin cậy và không giới hạn giữa các giao dịch cá nhân và/trong tổ chức.